NGƯỜI SÁNG LẬP

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng sinh ra và lớn lên ở Huế, lập nghiệp và thành danh tại Sài Gòn. Anh đã đi qua những năm tháng tuổi thơ vất vả trong một gia đình 12 anh chị em, cha làm nhà giáo. Hoàn cảnh khó khăn đã cho anh động lực phấn đấu và khát vọng hơn người. Và có lẽ trời cũng không phụ lòng người: Bằng sự nỗ lực hết mình, với sự nhạy bén với thương trường và đặc biệt luôn lấy chữ TÍN, chữ TÂM làm phương châm trong kinh doanh, anh đã gặt hái được nhiều thành công.

Hiện anh là CTHĐQT kiêm TGĐ CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN – CHỦ TỊCH HỘI DOANH NHÂN HUẾ SÀI GÒN – TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM.

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng – CTHĐQT kiêm TGĐ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các y bác sĩ có tay nghề cao và đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại anh đã đem y tế kỹ thuật cao đến với dân nghèo tại xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai. Đây là khu kinh tế mới vào thập niên 80 của Thành phố Hồ Chí Minh.

GIỚI THIỆU

Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn xin gửi đến Quý khách lời chúc sức khỏe, an lành và hạnh phúc.

Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Nhưng hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, thì bệnh tật lại ngày càng trẻ hóa và trở nên rất đa dạng, vì vậy nhu cầu khám, chữa bệnh đang gia tăng rất nhanh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thành phố, Công Ty TNHH Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã mở thêm Cơ sở 2 tại 132-134 Lý Thái Tổ- Phường 2-Quận 3- TP HCM để giải quyết tình trạng quá tải và mang những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến với Quý khách hàng.

Với phương châm hoạt động “Luôn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao và tiết kiệm thời gian, chi phí tối thiểu cho khách hàng”, chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và những phản hồi rất tốt từ khách hàng. Đến nay, tổng số bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã lên đến hơn 137.000 người.

Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn vinh dự được đón tiếp Quý khách.

Trân trọng,

PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG

Luôn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao và tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng.

Song song với đầu tư trang thiết bị kỷ thuật cao thì phòng khám cũng nâng cao y đức, thái độ phục vụ người dân với phương châm “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”, vì thế số lượng đăng ký tham gia khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng Khám Đa khoa Sài Gòn hiện nay là 137.000/người( một trăm ba mươi bảy ngàn người).

PHỎNG VẤN CHỦ TỊCH

Trong thời gian qua ngành y tế tư nhân đã góp phần không nhỏ trong công tác phòng và khám chữa bệnh trong nhân dân trên cả nước.Vậy riêng góc độ Ông có cái nhìn như thế nào?

Tôi được biết theo quan điểm của bộ y tế thì hệ thống y tế tư nhân được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nhằm huy động sự đóng góp từ các nguồn lực xã hội cho công tác khám chữa bệnh và giảm bớt bước đầu tư cho ngân sách nhà nước và chia sẽ gánh nặng quá tải của y tế công lập. Đây là một trong những lực lượng góp phần quan trọng trong việc giải quyết chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên đa số các cơ sở y tế tư nhân tập trung tại các trung tâm lớn của thành phố như Hà Nội, Tp. HCM, còn tại các trung tâm thành phố trực thuộc tỉnh khác, nhất là các tỉnh có sự phát triển cơ học cao thì áp lực đối với y tế công lập còn rất lớn trong khi chưa có nhiều nhà đầu tư y tế tư nhân tại đây.

Một vấn đề khác là mức độ y tế tư  nhân trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế còn hạn chế, chỉ có 65% bệnh viện tư nhân và 25 % phòng khám đa khoa tư nhân tham gia ký hợp đồng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, cung ứng 0,6% tổng số dịch vụ y tế nội trú cho bệnh nhân điều trị.

Tọa lạc tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn là một trong những trung tâm y tế ngoài công lập đã góp phần thiết thực trong việc khám chữa bệnh cho công nhân của các khu công nghiệp cũng như dân cư trong các huyện: Bình Chánh – Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ – tỉnh Long An…

11401317_10202961940209221_980922108999888649_n

Là một doanh nhân có tầm nhìn sâu rộng.Vậy tại sao ông lại quyết định đầu tư phòng khám tại xã nghèo Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh thưa Ông?

Đến đầu tư phòng khám đa khoa tại vùng này trước đây vào thập niên 80 đây là  vùng kinh tế mới của Tp. HCM gồm Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai . Khi tôi về đây .Tôi không suy nghĩ rằng sẽ kinh doanh tại đây để lấy lợi nhuận. Vì trước đây ở ngoài Huế vào với hai bàn tay trắng, cuộc sống rất đổi khó khăn. Vào Sài Gòn với một khát vọng  tìm một công việc để kiếm cơ hội đổi đời. Khi vào đây thì có rất nhiều cơ duyên dẫn đến và tôi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực vải sợi ở trung tâm Soái Kình Lâm – Q5 – TP.Hồ Chí Minh( xin ngồi ghép một góc nhỏ ở trong quầy). Nhờ trời thương và thêm vào đó là sự nổ lực phấn đấu không ngừng của bản thân, trong vòng 10 năm sau tôi đã có cơ hội đổi đời rất ngoạn mục. Khi đã thành công trong ngành kinh doanh vải sợi, tôi muốn đầu tư một việc gì đó để tri ân với đời, nhưng phải mang giá trị nhân văn cao.Vì cuộc đời đã dành cho tôi quá nhiều điều may mắn, nên tôi quyết định về đầu tư Phòng Khám Đa Khoa sài gòn tại Xã nghèo Phạm Văn Hai – Lê Minh Xuân , thuộc huyện Bình Chánh, Tp. HCM.

Một vài lần tôi lên chùa Phật Cô Đơn và nhìn thấy cảnh đời của người dân tại nơi đây quá khổ, khi cần cấp cứu một bệnh nhân về thành phố thì có tới hai ba người vất vả đưa người bệnh nằm lên cái võng để gánh bệnh nhân ra xe Đa Su hoặc xe Lam 3 bánh.Chạy qua con đường tỉnh lộ 10 ngập tràn ổ gà, ổ voi gần 2h mới đến được bệnh viện Chợ Rẫy.Tôi nghĩ rằng sự khó khăn sẽ theo đuổi cuộc sống của người dân nơi đây đến suốt cuộc đời, nếu không có sự đột phá. Nên tôi quyết định đầu tư Phòng Khám và mua 2 xe cấp cứu để cấp cứu tại chỗ, chuyển viện  cho người dân và cán bộ công nhân viên của các khu công nghiệp trong khu vực.

Thưa Ông có cảm thấy tâm đắc khi mang những điều quý giá đến cho người dân Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân? Đặc biệt là phòng khám đa khoa tư nhân đầu tiên sử dụng thẻ bảo hiểm hiểm y tế để hỗ trợ cho bệnh nhân.

Nếu giúp cho người nghèo trong khu kinh tế mới, mình mở một phòng khám khang trang hiện đại vậy liệu người dân có dám vào cơ sở của mình để khám hay không? Và nếu chúng ta giúp hoài thì liệu chúng ta có đủ khả năng để giúp hoài hay không? Đây là một bài toán nan giải, nên tôi có định hướng là phải dùng thẻ BHYT để tất cả người dân nghèo đều được hưởng dịch vụ y tế kỷ thuật cao. Vì hầu hết tất cả người dân nghèo đều được Chính Phủ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, đây là một chính sách mà tôi nghĩ rằng hết sức đầy tính nhân văn của lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đối với nhân dân. Bên cạnh đó tôi cũng đã nhận được sự đồng cảm của tiến sĩ Hà Thị Hiền Phó Giám Đốc BHXH TP – Hồ Chí Minh, khi về thẩm định cơ sở phòng khám Đa Khoa Sài Gòn tại nơi đây. Tiến sĩ Hà Thị Hiền nói: Đây là một việc làm đầy tính nhân văn cho nên tôi sẽ về đề xuất với BHXH TP – Sở Y Tế TP – UBND TP- Hồ Chí Minh để phê duyệt cho cơ sở này sớm được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Điều trở ngại lớn nhất ở tại thời điểm đó, là chưa có một cơ sở y tế Tư Nhân nào được nằm trong danh sách khám chữa bệnh ban đầu của BHXH – TP Hồ Chí Minh. Ngành y tế tư nhân muốn được vào hệ thống khám chữa bệnh của nhà nước là rất khó khăn vì phải trải qua rất nhiều khâu, nhưng với sự đồng cảm của tiến sĩ Hà Thị Hiền thì cuối cùng cơ sở phòng khám Đa Khoa Sài Gòn đầu tiên cũng đã triển khai dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân và công nhân viên của các khu công nghiệp.

10422588_10202961940169220_4384674778193380698_n

Phòng lưu bệnh nhân tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn

Ông đánh giá thế nào về sự may rủi khi đầu tư một phòng khám tại vùng ven?

Nếu một người giỏi về kinh doanh, sáng suốt về kinh doanh chắc chắn rằng họ sẽ không về tại một vùng ven( kinh tế mới của thập niên 80) để đầu tư vì chắc chắn một điều họ nhìn thấy sát xuất lợi nhuận là không có. Thứ hai là nguy hiểm vì đây là khu vực vùng ven nên vấn đề an ninh rất kém, chỉ có những người thật sự có cái tâm, mục đích nhân ái vì cộng đồng họ mới đầu tư về tại đây .

Ngoài những chia sẻ trên, còn về việc đầu tư máy móc thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ cho phòng khám được ông xây dựng như thế nào thưa Ông?

Tôi nghĩ rằng những y bác sĩ về với Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn là những người đã có tâm không phải vì tiền, thực tế Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn cũng không có nhiều tiền để trả như các bệnh viện lớn ở tuyến trên. Nhưng họ thấy người lãnh đạo Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn  này và làm việc bằng cái tâm, vì cộng đồng, vì xã hội, nên họ cảm phục điều đó và họ theo mình để góp phần cống hiến cho xã hội cho bệnh nhân nghèo, mà trên hết đó chính là tính nhân văn của một con người đối với một con người.

Về đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám là trên 80% các trưởng khoa, phó khoa tại các bệnh viện lớn nghỉ hưu về đây công tác như Tiến Sĩ Lê Thị Thanh Thái –nguyên trưởng khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy nghỉ hưu – BS CKII Huỳnh Hồng Hoa – nguyên trưởng khoa mắt bệnh viện 175 BQP – Thạc Sĩ – BS Trang Thị Ánh Tuyết – nguyên giảng viên xét nghiệm Đại Học Y Dược – BS CKI Đỗ Ngọc Cương – nguyên phó khoa ngoại bệnh viện 175 BQP – BS CKI Lý Thị Mỹ Dung – nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện Nguyễn Tri Phương – BS Nguyễn Thị Ngọc Oanh – nguyên Phó trưởng khoa nội bệnh viện Nguyễn Tri Phương nghỉ hưu… và nhiều bác sĩ khác, đây chính là nguồn nhân lực chính của Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn.

Nhân viên phòng khám đang tư vấn cho bệnh nhân

Nhân viên phòng khám đang tư vấn cho bệnh nhân

Hiện nay Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn có bao nhiêu khoa phòng và đơn vị đã đầu tư được những trang thiết bị gì, để phục vụ cho bệnh nhân thưa Ông?

Hiện nay, phòng khám hoạt động với các chuyên khoa như: KHOA NỘI -KHOA NGOẠI – KHOA DA LIỄU – KHOA MẮT – KHOA TAI MŨI HỌNG-KHOA RĂNG HÀM MẶT – KHOA PHỤ SẢN – KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH – KHOA XÉT NGHIỆM. Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh bằng những trang thiết bị y tế kỹ thuật cao như: máy CT-SCANER  HITACHI(đa lát cắt), Siêu Âm MEDISON ACCUVIX-XQ 3D – 4D, máy XQ KỶ THUẬT SỐ TOSHIBA, máy NỘI SOI DẠ DÀY – ĐẠI TRÀNG OLYMPUS CV- 240, máy NỘI SOI TAI-MŨI-HỌNG HITACHI, máy SINH HÓA OLYMPUS – AU640, máy MIỄN DỊCH ELECSYS 2010,máy HUYẾT HỌC CELL DYN 3700, máy NƯỚC TIỂU MISSION – U500 11 THÔNG SỐ, máy ION ĐỒ ERBA LYTE……. Song song với đầu tư trang thiết bị kỷ thuật cao thì phòng khám cũng nâng cao y đức, thái độ phục vụ người dân với phương châm “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”, vì thế số lượng đăng ký tham gia khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng Khám Đa khoa Sài Gòn hiện nay là 137.000/người( một trăm ba mươi bảy ngàn người).

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng – Đại diện VCCI trao tặng KNC cho ngài Suzuki – Chủ tịch Tập đoàn Suzuki Nhật Bản

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng – Đại diện VCCI trao tặng KNC cho ngài Suzuki – Chủ tịch Tập đoàn Suzuki Nhật Bản

Tỷ lệ bệnh nhân đến khám BHYT so với bệnh nhân khám dịch vụ như thế nào thưa Ông ?

Hiện nay thì Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn có 2 cơ sở khám chữa bệnh.

Cơ sở 1 tại: 3A35 Trần Văn Giàu, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí  Minh.

Cơ sở 2 tại: 132 – 134 Lý Thái Tổ, Phường. 2, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Nhưng tại cơ sở 2  ngay trung tâm TP- Hồ Chí Minh thì đời sống người dân đa số là khá giả, tôi xin được chia sẻ rằng, tuy đời sống của người dân khá giả nhưng hầu hết mọi người đều quan tâm đến thẻ bảo hiểm và sử dụng thẻ bảo hiểm, giữa bệnh nhân khám khám dịch vụ và khám bảo hiểm y tế là 50/50.

Còn riêng cơ sở 1 ,vì đặc thù là vùng ven, dân cư còn nghèo nên số lượng người bệnh đến khám 85% đến 90% dùng thẻ BHYT.

Thưa Ông Vậy trong năm 2015 ông có kế hoạch gì cho phòng khám?

Vừa qua ban lãnh đạo phòng khám Đa Khoa Sài Gòn đã họp và đi đến thống nhất trong năm 2015 sẽ tiếp tục triển khai và mở thêm một cơ sở 3 tại thị trấn Hậu Nghĩa huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhằm đồng hành với ngành y tế công lập để đẩy mạnh lộ trình tiến đến BHYT toàn dân.

Bên cạnh đó, phòng khám cũng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyên truyền hướng dẫn người dân phòng bệnh và chữa bệnh.

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng – Đại diện VCCI nhận KNC do ngài Toyoda Fujio trao tặng tại Nhật Bản

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng – Đại diện VCCI nhận KNC do ngài Toyoda Fujio trao tặng tại Nhật Bản

Tôi được biết công tác xã hội là phương châm xuyên suốt của ông đưa ra cho phòng khám.Vậy ông triển khai công tác này ra sao?

Khi đã thành danh, tôi luôn có những hoạt động hướng tới cộng đồng với tinh thần thiện nguyện. Từ tháng 12/2005 Ban giám đốc Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã kết hợp với Báo Quân Đội Nhân Dân và Cục chính sách Tổng cục chính trị Bộ Quốc Phòng để hàng năm trao tặng xe lăn điện cho các tướng lĩnh và những người có công đóng góp lớn cho đất nước đã nghỉ hưu. Để vòng quay của những chiếc xe lăn điện giúp cho các vị tướng lĩnh và những người có công tiếp tục lăn bánh trong đời sống xã hội đang ngày một phát triển. Đây là nguồn động viên để họ sống vui – sống khỏe . Góp phần giúp lớp trẻ có cơ hội học tập tính nhân văn nhân bản đầy sức lan tỏa. Đó là giá trị truyền thống, mà thế hệ chúng ta phải nâng niu gìn giữ, để đất nước mình có thêm nhiều gương sáng tiếp nối những điều đó và đất nước mình sẽ mở ra một trang đời mới lấp lánh những niềm vui.

Song song với chương trình trao tặng xe lăn điện cho tướng lĩnh và những người có công thì Phòng Khám cũng đã tổ chức chương trình quỹ học bỗng Doanh Nhân Lê Xuân Hoàng vì ngày mai lập nghiệp. Tiếp sức đến trường cho sinh viên, học sinh của các tỉnh thành trong cả nước và các chương trình hỗ trợ nhân đạo tới những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Doanh nhân Lê Xuân Hoàng đặc biệt có tấm lòng đối với thế hệ trẻ. Anh nói: “ Mình vì quá khó khăn không được học tập đến nơi đến chốn, giờ mình có điều kiện thì cũng mong muốn giúp đỡ được phần nào cho các em. Nhất là những học sinh – sinh viên nghèo học giỏi. Hy vọng tương lai sau này các em sẽ có một cuộc thật tốt để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước mình ngày càng giàu đẹp”.

Và điều thứ ba mà phòng khám Đa Khoa Sài Gòn thực hiện trong năm 2015  là: sẽ kết hợp với nhà trường và các đơn vị liên quan để xóa những nhà vệ sinh xuống cấp cho bậc tiểu học.Vì khi tôi đi khảo sát thực tế, thì có rất nhiều nhà vệ sinh dành cho các cháu rất dơ bẩn không đảm bảo vệ sinh. Có nhiều cháu vì thấy qua dơ nên không dám đi mà ráng nhịn cho đến khi về nhà mới đi, rất nguy hiểm. Từ đó tôi đề xuất bằng cách hỗ trợ vật chất, huấn luyện cho giáo viên và giáo dục cho các cháu làm thế nào, làm sao? để sử dụng tốt và lâu dài hơn khi xây dựng công trình mới được hoàn thiện.

Tấm lòng, tình cảm của Doanh nhân Lê Xuân Hoàng là một động lực lớn thúc đẩy các em học sinh – sinh viên tiếp tục phấn đấu để đạt kết quả tốt hơn nữa trong quá trình học tập và rèn luyện của mình. Thay lời cảm ơn của tất cả những người đến với Doanh Nhân Lê Xuân Hoàng, ca từ “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!”của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xứng đáng dành tặng cho Ông.

Đăng Khoa – Tạp chí Doanh Nhân Toàn Cầu