Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh tiểu đường type 2.
1. Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin.
Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh tiểu đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường
Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.
Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.
Glucose tăng cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
2. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chứng bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
- Biến chứng tim mach
Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Biến chứng thận
Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.
Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
- Bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường
Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.
- Các biến chứng trong thời kỳ mang thai
Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.
3. Những đối tượng nào dễ mắc tiểu đường type 2?
Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn bình thường
- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
- Tuổi cao
- Dân tộc
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
- Ít hoạt động thể chất
- Thừa cân
- Tăng huyết áp
- Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh tiểu đường.
3. Phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?
Khác với tiểu đường type 1 không thể dự phòng được, thay đổi hành vi và lối sống làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Bạn có thể phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 nhờ những điều sau:
Chế độ ăn uống
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:
- Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.
- Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.
- Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.
- Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
- Hạn chế đồ uống có cồn.
- Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
- Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.
- Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.
- Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)
Luyện tập thể lực
- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính.
- Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
- Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần,
Tiểu đường type 2 không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng đang gia tăng với số lượng rất lớn ở nước ta bởi lối sống gắn liền với đô thị hóa và những thiếu sót về thông tin của người dân. Qua bài viết này hi vọng độc giả có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường type 2 cũng như thu nhận cho mình những kiến thức bổ ích để phòng ngừa bệnh.
Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đặc biệt nếu nhà bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim, thiếu máu não, nhồi máu não…
Tham khảo thêm địa điểm khám tổng quát ở đâu tốt tại TPHCM và những lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ
Phòng khám đa khoa Sài Gòn
15 năm xây dựng một niềm tin
Phòng khám Đa khoa Sài Gòn ra đời từ những năm đầu thế kỷ 21, với sự thành lập của doanh nhân Lê Xuân Hoàng, ông đã đem y tế kỹ thuật cao về với dân nghèo tại xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai. Đây là khu kinh tế mới vào thập niên 80 của Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự tin tưởng và ủng hộ phòng khám đa khoa Sài Gòn đã và đang phát triển. Hiện nay phòng khám đã có 2 chi nhánh.
Nằm ở vị trí thuận tiện
Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Nhưng hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, thì bệnh tật lại ngày càng trẻ hóa và trở nên rất khôn lường, vì vậy nhu cầu khám nhằm phòng tránh cũng như chữa bệnh kịp thời đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thành phố, Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã mở thêm Cơ sở 2 tại 132 – 134 Lý Thái Tổ – Phường 2 – Quận 3 – TP HCM tọa lạc tại vị trí ngay trung tâm sài gòn, thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân, cũng như để giải quyết tình trạng quá tải và mang những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến với Quý khách hàng.
Trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại – Phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp 2
Năm 2016, Khoa Xét nghiệm Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã được Sở Y Tế TP. HCM cấp chứng nhận đạt An Toàn Sinh Học cấp II. Muốn được cấp giấy chứng nhận, các Phòng Xét Nghiệm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Việc đáp ứng các yêu cầu này phải được thể hiện trong bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, 100% bác sĩ người Việt
Đội ngũ y Bác sĩ, Điều dưỡng tài giỏi, có chuyên môn cao, tận tâm, chu đáo vì sức khỏe của bệnh nhân. Tập thể cán bộ nhân viên thân thiện, hòa đồng, tôn trọng và hết lòng vì bệnh nhân
Với phương châm “Đem y tế kỹ thuật cao về với mọi nhà”, phòng khám Đa Khoa Sài Gòn của chúng tôi xin giới thiệu những gói khám được thiết kế phù hợp với mục đích của từng cá nhân cũng như tổng thể công ty. Sau khi được khám sức khỏe sẽ có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị chính xác.
Tham khảo gói kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ Tại Đây
Đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ
Phòng khám đa khoa Sài Gòn