Bệnh tim mạch tuy không còn là vấn đề quá xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết hết về những biểu hiện và nguyên nhân của nó. Để tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tim mạch, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh tim mạch là gì? Các nguyên nhân gây bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là bệnh liên qua đến sự hoạt động quá sức của tim và gây suy yếu khả năng hoạt động của tim, tiêu biểu như các bệnh: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Bệnh tim mạch còn có thể dẫn đến tử vong do không cung cấp đủ ô-xy đến các cơ quan trong cơ thể khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động.
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch:
- Cholesterol cao: Khi lượng Cholesterol trong máu lên quá cao, chúng sẽ bám vào thành động mạch, kể cả động mạch vành. Lòng động mạch bị hẹp lại, làm cản trở lưu thông máu và làm giảm lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan và tổ chức trong cơ thể, dẫn tới thiếu máu cơ tim.
- Bệnh cao huyết áp: Khi huyết áp quá cao, trái tim phải làm gắng sức nhiều hơn để đưa máu nuôi cơ thể. Tim sẽ mau suy yếu, nhất là khi động mạch vành bị tắc nghẽn, không cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá tăng rủi ro bị bệnh tim và cơn suy tim.
- Bia rượu: Rượu sẽ đưa tới tăng huyết áp, tăng lượng chất béo triglyceride, giảm chất béo tốt HDL, tăng rủi ro vữa xơ động mạch. Hậu quả là bệnh tim mạch, tai biến não, cơn suy tim.
Những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Người cao tuổi: Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Khi con người già đi thì trái tim cũng có xu hướng già đi. Các thành mạch trái tim có thể dày lên, các động mạch có thể cứng lại và tim không thể bơm máu đến các cơ bắp của cơ thể. Bởi vì những thay đổi này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên cùng tuổi tác. Nhìn chung, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ.
- Phụ nữ mãn kinh: Tuy nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ nhưng sự khác biệt thu hẹp sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi đến giai đoạn mãn kinh, sự suy giảm hormone estrogen tự nhiên có thể là một yếu tố gia tăng bệnh tim ở phụ nữ bởi Estrogen được cho là có tác động tích cực trên các lớp bên trong của thành động mạch, giúp giữ cho mạch máu linh hoạt.
- Người béo phì: Việc tăng cân sẽ dẫn đến tăng tổng lượng cholesterol, huyết áp cao và tăng nguy cơ bệnh động mạch vành cho bạn.
- Người ít vận động: Ít vận động, ngồi lâu có thể gây ra giảm độ nhạy cảm về insulin cũng như giảm các enzym đốt cháy chất béo. con người sẽ không tiêu thụ hết năng lượng nạp vào, từ đó gây ra tình trạng béo phì, thừa cân, kéo theo hàm lượng cholesterol trong máu cao, kèm theo đó là hàm lượng mỡ máu khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp.
- Người hút thuốc, uống nhiều rượu bia: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch chính, và có thể tạo ra những bất thường về thời gian giữa các nhịp tim, tất cả điều này làm cho tim hoạt động nhiều hơn bình thường. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã bị huyết áp cao.
- Lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng áp lực cho tim và làm cho tim quá tải, đập nhanh hơn, khiến con người đối mặt với nguy cơ đột quỵ, đau tim và nhiều vấn đề tim mạch khác
- Người bị căng thẳng thường xuyên: Lượng hormone và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim quá mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm áp lực tại thành động mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành – mạch máu nuôi tim. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm trầm trọng thêm bệnh động mạch vành do tổn thương bên trong thành mạch và dễ hình thành các mảng xơ vữa hơn mà sẽ chặn sự lưu thông máu đến tim, não và các cơ quan khác. Vì bản chất lây lan của xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường, nên dễ gây ra sự suy giảm của chức năng tim, tăng khả năng tử vong.
Các triệu chứng của bệnh tim mạch
- Đau thắt ngực: Triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch là đau thắt ngực. Đau thắt ngực là cơn đau ngực hoặc khó chịu xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy.
- Khó thở:Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.
- Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực:Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại.
- Hiện tượng phù: Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức:Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.
- Choáng váng, ngất xỉu: Bệnh tim mạch thường khiến người bệnh choáng váng, ngất xỉu, nhất là các rối loạn về nhịp như nghẽn nhĩ thất (do những tín hiệu thần kinh được truyền nhịp nhàng từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn). Lúc đó tim sẽ đập rất chậm, không đủ khả năng đưa máu và dưỡng khí lên nuôi bộ não. Ngược lại, vì một lý do nào đó khi tim đập quá nhanh (nhiều hơn 150 lần trong một phút), khả năng bơm máu lên não của tim bị giảm sút cũng có thể gây ngất.
Cách điều trị bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch có thể điều trị được khi nó được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không có bệnh tim, nhưng có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hãy thực hiện ngay những cách dưới đây để phòng chống và điều trị bệnh:
- Thay đổi lối sống: Đảm bảo ít nhất 30 phút tập luyện vừa phải trên hầu hết các ngày trong tuần, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu…
- Ăn uống lành mạnh:Thay đổi chế độ dinh dưỡng bao gồm ăn ít chất béo, giảm muối. Một chế độ ăn cho sức khỏe tim dựa trên các loại trái cây, rau và ngũ cốc – và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri – có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol. Ăn uống một hoặc hai bữa cá một tuần cũng có lợi cho sức khoẻ tim mạch.
- Sử dụng thuốc: Nếu thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh là không đủ, thì người bệnh có thể dùng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.
Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đặc biệt nếu nhà bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim, thiếu máu não, nhồi máu não…
Tham khảo thêm địa điểm khám tổng quát ở đâu tốt tại TPHCM và những lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ
Phòng khám đa khoa Sài Gòn
15 năm xây dựng một niềm tin
Phòng khám Đa khoa Sài Gòn ra đời từ những năm đầu thế kỷ 21, với sự thành lập của doanh nhân Lê Xuân Hoàng, ông đã đem y tế kỹ thuật cao về với dân nghèo tại xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai. Đây là khu kinh tế mới vào thập niên 80 của Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự tin tưởng và ủng hộ phòng khám đa khoa Sài Gòn đã và đang phát triển. Hiện nay phòng khám đã có 2 chi nhánh.
Nằm ở vị trí thuận tiện
Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Nhưng hiện nay, khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, thì bệnh tật lại ngày càng trẻ hóa và trở nên rất khôn lường, vì vậy nhu cầu khám nhằm phòng tránh cũng như chữa bệnh kịp thời đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân thành phố, Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã mở thêm Cơ sở 2 tại 132 – 134 Lý Thái Tổ – Phường 2 – Quận 3 – TP HCM tọa lạc tại vị trí ngay trung tâm sài gòn, thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân, cũng như để giải quyết tình trạng quá tải và mang những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến với Quý khách hàng.
Trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, hiện đại – Phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp 2
Năm 2016, Khoa Xét nghiệm Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn đã được Sở Y Tế TP. HCM cấp chứng nhận đạt An Toàn Sinh Học cấp II. Muốn được cấp giấy chứng nhận, các Phòng Xét Nghiệm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Việc đáp ứng các yêu cầu này phải được thể hiện trong bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, 100% bác sĩ người Việt
Đội ngũ y Bác sĩ, Điều dưỡng tài giỏi, có chuyên môn cao, tận tâm, chu đáo vì sức khỏe của bệnh nhân. Tập thể cán bộ nhân viên thân thiện, hòa đồng, tôn trọng và hết lòng vì bệnh nhân
Với phương châm “Đem y tế kỹ thuật cao về với mọi nhà”, phòng khám Đa Khoa Sài Gòn của chúng tôi xin giới thiệu những gói khám được thiết kế phù hợp với mục đích của từng cá nhân cũng như tổng thể công ty. Sau khi được khám sức khỏe sẽ có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị chính xác.
Tham khảo gói kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ Tại Đây
Đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ
Phòng khám đa khoa Sài Gòn