Dạ dày đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc dự trữ và tiêu hóa thức ăn, nó còn giúp nghiền nhuyễn thức ăn, tạo điều kiến thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non. Viêm loét dạ dày là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng cho những người mắc bệnh dạ dày. Việc lựa chọn những thực phẩm tốt sẽ làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục.
Một số thực phẩm “quý hơn vàng” được khuyên dùng cho bệnh nhân đau dạ dày.
Chuối
Chuối là thực phẩm rất thân thiện với dạ dày. chuối rất giàu hàm lượng Kali, một khoáng chất giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, cân bằng lượng nước cho cơ thể. Chuối có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột.
Ăn chuối chín giúp tăng cường năng lượng, khiến cho việc tiêu hóa tốt hơn và tác động tích cực cho bệnh đau dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm giàu canxi, protein và các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Theo nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), vi khuẩn sống có khả năng giúp khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột và làm giảm tác dụng của các vi khuẩn có hại, bao gồm vi khuẩn H. pylori gây loét. Vi khuẩn sống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày mãn tính, chuột rút bụng liên quan đến hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium bifidus trong các bữa ăn hàng ngày.
Bắp cải
Nguyên nhân của viêm loét dạ dày được cho rằng xuất phát từ sự mất cân bằng axit dạ dày, trong khi bắp cải có tác dụng kiềm hóa dịch vị trong dạ dày. Bắp cải rất giàu vitamin K1 và vitamin U, sự hấp thụ của các loại vitamin có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Có thể giảm bớt bênh bằng cách uống nước ép bắp cải, ngoài ra bạn có thể thêm một ít mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi cho dạ dày.
Táo
Táo chứa flavonoid – chất gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, nó có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin, nó có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Cà rốt
Cà rốt giàu vitamin A giúp cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với các bệnh khác nhau. Có thể chế biến cà rốt bằng cách nấu chín, ăn sống kèm salad hoặc làm nước ép, sẽ có tác dụng như 1 lớp lót bảo vệ dạ dày.